Viêm khớp cổ tay với các biểu hiện thường gặp như đau nhức và cứng cổ tay là hậu quả của sự tổn thương sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó, rối loạn miễn dịch và di chứng chấn thương được xem là tác nhân chính.
Vậy khi cổ tay bị viêm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và phải làm gì để khắc phục tình trạng này? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Cấu tạo của khớp cổ tay
Cổ tay là một khớp phức tạp, gồm nhiều xương và nhiều khớp kết nối bàn tay với cẳng tay. Khớp cổ tay thuộc khớp hoạt dịch dạng elip (tức là khớp động) nên có thể thực hiện các cử động gập, duỗi và xoay tròn một cách linh hoạt.
-
Đối với xương khớp cổ tay
Cấu trúc khớp cổ tay được hình thành nên bởi hai xương của cẳng tay là xương quay (Radius) và xương trụ (Ulna) cùng 8 xương nhỏ ở cổ tay. Các xương nhỏ ở cổ tay xếp thành 2 hàng ở gốc bàn tay, mỗi hàng 4 xương.
-
Đối với khớp cổ tay
Như đã nói, khớp cổ tay là một tổ chức phức tạp bởi nó quy tụ hoạt động của 4 loại khớp khác nhau, đó là: Khớp xương quay giúp cổ tay có thể uốn cong ra phía trước hoặc phía sau và chuyển động từ trái sang phải; khớp quay trụ dưới giúp xoay cẳng tay; khớp nối các xương nhỏ ở cổ tay giúp xương di chuyển lên xuống, trái phải và hỗ trợ ổn định chuyển động của cổ tay; khớp nối cổ tay và ngón tay giúp 5 ngón tay cử động trơn tru, đặc biệt là ngón ngón cái và ngón út.
-
Đối với mô mềm
Hệ thống mô mềm gồm có gân, dây chằng, dây thần kinh và mạch máu. Chúng đảm nhiệm vai trò ổn định cấu trúc, cảm nhận ngoại lực, hỗ trợ chuyển động và nuôi dưỡng khớp cổ tay cũng như bàn tay.
Ngoài ra, trong cấu trúc của khớp cổ tay còn 2 bộ phận quan trọng khác là lớp sụn bao bọc các đầu xương và bao hoạt hoạt dịch. Hai thành phần này giúp khớp cổ tay cử động êm ái và giảm bớt lực ma sát giữa các xương cũng như giảm tác động từ bên ngoài, hạn chế chấn thương.
Khi cấu trúc khớp(1) (nhất là sụn, xương dưới sụn và bao hoạt dịch) bị tổn thương, sẽ dẫn đến bệnh viêm khớp cổ tay. Vậy nguyên nhân gây viêm khớp cổ tay là gì, có nguy hiểm không và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ở nội dung tiếp theo.
Viêm khớp cổ tay là gì?
Viêm khớp cổ tay là bệnh lý xương khớp phổ biến, xảy ra khi sụn, xương dưới sụn, bao hoạt dịch hoặc mô mềm bị tổn thương, kích thích phản ứng viêm dẫn đến các triệu chứng đau nhức, căng cứng, sưng tấy và nóng khớp. Ban đầu, khớp cổ tay vẫn có thể cử động bình thường, nhưng càng về sau, quá trình viêm càng tăng nặng sẽ phá hủy cấu trúc khớp cổ tay, đẩy người bệnh đến nguy cơ liệt chi trên. Có 4 loại viêm khớp ảnh hưởng chủ yếu đến khớp cổ tay(2), bao gồm:
1. Thoái hóa khớp (OA)
Theo thời gian, lớp sụn khớp trơn nhẵn bao bọc đầu xương bị mòn dần và trở nên sần sùi, thô ráp, khả năng bảo vệ các xương giảm xuống. Điều này khiến các đầu xương cọ xát vào nhau dẫn đến đau và cứng khớp. Đau sẽ thúc đẩy hiện tượng viêm càng làm sụn tổn thương nhiều hơn.
Bên cạnh các nguyên nhân như lão hóa, di truyền, chỉ số BMI cao (thừa cân, béo phì), chấn thương và giới tính thì hệ thống miễn dịch bị rối loạn, phóng thích ra các chất gây viêm tấn công sụn và xương dưới sụn cũng là yếu tố liên quan trực tiếp đến sự phát triển của căn bệnh này. Vì vậy, bổ sung dưỡng chất có khả năng điều hòa miễn dịch như Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… (có trong JEX) sẽ giúp ức chế quá trình viêm, bảo vệ sụn và xương dưới sụn trước sự hủy hoại của các yếu tố gây viêm, làm chậm thoái hóa khớp cổ tay hiệu quả.
2. Viêm khớp dạng thấp (RA)
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam (chiếm 0,5 dân số). Bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp trên cơ thể, trước tiên là các khớp nhỏ như khớp ngón tay, khớp cổ tay…
Căn nguyên của viêm khớp dạng thấp là do hệ thống miễn dịch thay vì bảo vệ đã sản sinh ra các chất gây viêm tấn công chính các mô khỏe mạnh của cơ thể mà “bị hại” ở đây là màng hoạt dịch khớp. Do đó, cũng giống như thoái hóa khớp, để hỗ trợ ngăn chặn và chữa trị hiệu quả bệnh lý này, chúng ta cần phải bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt, có tác dụng điều tiết được hệ miễn dịch, kiểm soát không để phản ứng viêm từ màng hoạt dịch khớp xâm nhập vào sụn và xương dưới sụn, phá hủy cấu trúc khớp làm biến dạng ngón tay.
3. Viêm khớp vảy nến
Dạng viêm khớp này có mối quan hệ mật thiết với bệnh vảy nến – có đặc trưng là xuất hiện mảng da màu đỏ phủ vảy bạc. Hầu hết các trường hợp mắc phải bệnh lý này đều hình thành bệnh vẩy nến trước và sau đó mới được chẩn đoán là bị viêm khớp, nhưng đôi khi viêm khớp có thể bắt đầu trước khi xuất hiện triệu chứng của bệnh vảy nến.
Bệnh viêm khớp vảy nến có thể tác động đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, bao gồm cả đầu ngón tay và cột sống theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Nếu không chữa trị bệnh kịp thời và đúng cách, nguy cơ tàn phế là rất cao.
Tìm hiểu thêm: Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
4. Viêm khớp sau chấn thương (PA)
Viêm khớp sau chấn thương có xu hướng phát triển trong nhiều năm kể từ chấn thương ban đầu như gãy cổ tay, rách dây chằng ở cổ tay… Mặc dù chấn thương đã được khắc phục và lành lại, nhưng chúng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp theo thời gian.
Ngoài 4 dạng viêm khớp cổ tay thường gặp mà chúng tôi giới thiệu ở trên thì còn có một số bệnh lý khác, chẳng hạn: gout, viêm khớp phản ứng… Điểm chung của những căn bệnh này là đều gây viêm ở khớp cổ tay.