Vỡ u nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là tình trạng buồng trứng xuất hiện các khối u. U nang buồng trứng có 2 loại là u nang thực thể và u nang cơ năng. Nếu u nang buồng trứng xảy ra ở trường hợp lành tính còn đối với u ac tính sẽ không vỡ mà chúng sẽ chuyển biến thành u thư sau khi hoại tử.
Đại đa số phụ nữ hiện nay đều mắc ít nhất 1 lần trong đời u nang buồng trứng. U này thường lành tính và tỉ lệ chuyển biến thành u ác là cực thấp chiếm chưa đến 0.01%, Những khối u này thường có đặc điểm xuất hiện ở 1 bên buồng trứng với kích thước dưới 7cm là một khối dịch dạng lỏng và sẽ tự teo đi trong 1 vài chu kỳ kinh.
Khi vỡ u nang buồng trứng thường không có biểu hiện rõ rệt và không ảnh hưởng đến sức khỏe chị em phụ nữ. Và triệu chứng dễ nhận biết nhất là đau vùng chậu, chu kỳ kinh không đều, đau khi quan hệ, đau khi đi tiểu…đến khi khám phụ khoa mới được bác sĩ chẩn đoán đã bị mắc u nang buồng trứng.
Những triệu chứng vỡ u nang trứng có thể xuất hiện như: đau bụng dưới bất thường một lúc thì hết, âm đạo có thể xuất huyết nhẹ, vùng hông chậu mỏi…
Xem thêm: Những điều cần biết về u nang u xơ mà bạn không nên bỏ qua
Vỡ u nang buồng trứng có nguy hiểm không?
U nang buồng trứng lành tính không ảnh hưởng đến sức khỏe chị em phụ nữ và nó sẽ tự mất đi sau một vài vòng kinh.
Khi các u nang vỡ sẽ gây ảnh hưởng tới các nang trứng khác nhưng sẽ giúp các nang trứng phát triển tốt hơn ở giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp u nang bị vỡ không chỉ gây đau dữ dội mà nó còn gây nên các vấn đề nghiêm trọng khác như vỡ u nang buồng trứng xuất huyết và nhiễm trùng.
Xử trí và điều trị vỡ u nang buồng trứng
Điều trị vỡ u nang buồng trứng thường phụ thuộc vào kích thước u nang và độ tuổi người bệnh. Có những người u nang vỡ không gây triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nhưng cũng có người có triệu chứng nặng.
Trường hợp khối u nang nhỏ, cơ thể hấp thụ chất dịch khi u nang bị vỡ thì việc điều trị có thể không cần thiết. Bạn có thể được chăm sóc tại nhà, sử dụng các loại thuốc giảm đau khi cần thiết và sau vài ngày cơn đau sẽ biến mất. Trường hợp cơn đau trở nên tồi tệ hơn, người bệnh cảm thấy chóng mặt hoặc có các triệu chứng mới cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Nếu cơ thể không thể hấp thụ chất lỏng thì việc điều trị có thể bao gồm:
- Thuốc giảm đau không kê đơn (NSAID) như Ibuprofen có tác dụng giảm sưng, đau và sốt khi vỡ u nang buồng trứng. Một số loại NSAID có tác dụng phụ là gây xuất huyết dạ dày và một số vấn đề về thận. Vì thế, cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng. Đặc biệt, không sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc giảm đau theo toa: các loại thuốc chứa Acetaminophen hoặc Morphin Sulfate. Lưu ý: việc sử dụng Acetaminophen quá nhiều có thể gây tổn thương gan, táo bón. Do đó, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thêm hoặc bớt liều.
- Thuốc kháng sinh: được chỉ định nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc chống vi khuẩn xâm nhập.
- Truyền máu: trường hợp chảy máu nghiêm trọng có thể ảnh hưởng hoặc đe dọa đến tính mạng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu
Xem thêm: Viên Uống Trinh Nữ Hoàng Cung Tốt Cho Người U Xơ U Nang
Vỡ u nang buồng trứng là các nang lớn hoặc phức tạp, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nội soi để điều trị. Phẫu thuật giúp loại bỏ dịch lỏng hoặc máu trong khu vực nang vỡ. Các tế bào chết, vỡ bên ngoài cũng có thể cần phẫu thuật để loại bỏ. Phẫu thuật thường bao gồm:
- Bác sĩ thực hiện cắt vết nhỏ trên bụng bệnh nhân, sau đó tiến hành loại bỏ khối nang thông qua vết cắt.
- Sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm hình ảnh để kiểm tra tình trạng khối u nang.
- Khối u có thể được đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Trường hợp nó mang thế bào ung thư, bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị cụ thể.
Cách phòng tránh nguy cơ bị u nang buồng trứng
Hiện nay, không có cách cụ thể nào có thể ngăn ngừa bệnh u nang buồng trứng. Tuy nhiên, người bệnh có thể lưu ý một số biện pháp giúp hạn chế hiện tượng vỡ u nang buồng trứng như sau:
- Chườm nóng theo hướng dẫn của bác sĩ: việc này có thể giúp giảm đau và kích ứng của khối nang. Ngoài ra việc tắm bằng nước ấm cũng cho hiệu quả tương tự.
- Theo dõi khối u nang theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Siêu âm buồng trứng định kỳ khoảng 2-3 tháng một lần để kiểm soát những thay đổi bất thường ở buồng trứng từ đó hỗ trợ ngăn ngừa hình thành bệnh.
- Trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc tránh thai định kỳ.
- Kiểm tra vùng chậu định kỳ để ngăn ngừa tình trạng viêm vùng chậu, hình thành u nang hoặc ung thư.
- Cảnh giác với những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, bao gồm cả triệu chứng kinh nguyệt bất thường, đặc biệt là triệu chứng kéo dài hơn một vài chu kỳ.
- Nếu bị đau bụng hoặc vùng chậu dai dẳng hoặc nghiêm trọng, hãy đi khám sớm để chẩn đoán bệnh chính xác.